Thông tin sức khỏe

VAI TRÒ CỦA VITAMIN C VÀ KẼM ĐỐI VỚI HỆ MIỄN DỊCH

Kẽm và vitamin C đều đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe. Điểm chung của 2 vi chất này là có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Nhờ tác động tích cực lên hệ thống miễn dịch, kẽm và vitamin C đang được sử dụng khá phổ biến. Nhiều người lựa chọn bổ sung đồng thời cả vi chất này để tăng cường sức khỏe.

Vai trò tăng cường miễn dịch của Vitamin C kết hợp với Kẽm

Nồng độ Vitamin C trong huyết tương và bạch cầu giảm nhanh chóng khi bị nhiễm trùng và căng thẳng. Bổ sung Vitamin C được chứng minh giúp cải thiện đáng kể các thành phần của hệ thống miễn dịch của con người như các hoạt động kháng khuẩn và tế bào tiêu diệt tự nhiên, tăng sinh tế bào lympho, điều hòa phản ứng hóa học và quá mẫn. Vitamin C góp phần duy trì tính toàn vẹn của quá trình oxy hóa khử của tế bào và do đó bảo vệ chúng chống lại các loại oxy phản ứng được tạo ra trong quá trình hô hấp và trong phản ứng viêm.

Tương tự như vậy, tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu Kẽm đã được chứng minh là làm suy giảm các chất trung gian tế bào của khả năng miễn dịch bẩm sinh như quá trình thực bào, hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên và sự hình thành quá trình oxy hóa.

Viên uống giảm mụn viêm, ẩn thâm đầu đen Feelex byemun cho da dầu bổ sung  kẽm ZinC, vitamin C - Gói 30 viên (30 ngày) | Lazada.vn

Vitamin C và Kẽm tăng cường hệ miễn dịch

Do đó, Vitamin C và Kẽm đều đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, làm giảm nguy cơ, mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc các bệnh truyền nhiễm.

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng bổ sung Vitamin C và Kẽm đều giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng và rút ngắn thời gian nhiễm trùng hô hấp bao gồm ngay cả cảm lạnh thông thường. Hơn nữa, Vitamin C và Kẽm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và cải thiện đáng kể của các bệnh nhiễm trùng viêm phổi, sốt rét và tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em ở các nước đang phát triển.

Cách bổ sung kẽm và vitamin C

Cơ thể không tự tổng hợp được kẽm và vitamin C. Do đó, chúng ta cần bổ sung từ bên ngoài.

Cách đơn giản nhất để có đủ các vi chất này là từ chế độ ăn. Các nguồn thực phẩm giàu kẽm chủ yếu từ động vật. Ví dụ các loại hải sản như sò, ghẹ, nội tạng động vật như gan lợn, gan bò, mề gà, và thịt bò thăn, lòng đỏ trứng, pho mát. Ngược lại, vitamin C có nhiều ở các loại rau củ như ớt chuông đỏ, bắp cải, rau ngót, rau mùi, rau dền đỏ, bông cải xanh, rau mồng tơi, và các loại quả như ổi, bưởi, đu đủ chín, cam, dâu tây, dứa, chanh,...

Cách bổ sung kẽm và vitamin C

Bên cạnh chế độ ăn, bạn cũng có thể bổ sung vitamin C từ các thực phẩm chức năng. Ví dụ như các thực phẩm tăng cường kẽm, viên kẽm, siro kẽm, C sủi, viên uống vitamin C hay viên uống tổng hợp vitamin và khoáng chất.

Có nên uống kết hợp kẽm và vitamin C không?

Nhờ tác động tích cực lên hệ thống miễn dịch, kẽm và vitamin C đang được sử dụng khá phổ biến. Vậy có nên uống kẽm và vitamin C cùng lúc hay không?

Có nên uống kết hợp kẽm và vitamin C không?

Câu trả lời là có vì sự kết hợp này có thể mang lại cho bạn một số lợi ích.

Thứ nhất, bổ sung đồng thời kẽm và vitamin C sẽ tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Đây đều là những vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch. Do đó, việc đảm bảo đủ cả kẽm và vitamin C sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.

Thứ hai, vitamin C làm tăng khả năng hấp thu kẽm. Nhờ đó, khi sử dụng đồng thời 2 chất này, cơ thể sẽ dễ dàng có đủ lượng kẽm hơn.

Nhiều sản phẩm bổ sung đang kết hợp cả 2 thành phần này. Với mục đích hiệp đồng tác dụng, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng hiệu quả.

VIÊN SỦI OREDON VITAMIN C1000 + KẼM – GIẢI PHÁP VÀNG GIÚP TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH, NÂNG CAO SỨC KHOẺ

 

VIÊN SỦI OREDON VITAMIN C1000 kết hợp hợp vitamin c và kẽm

  • Giúp bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
  • Tăng miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng.

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Tham khảo thông tin sản phẩm VIÊN SỦI OREDON VITAMIN C1000 tại đây

 

Tham khảo

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16373990/

ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7415215